5 Bí Quyết Để Bạn Có Cuộc Sống Luôn Bình An & Hạnh Phúc | Lê Xuân Din

Chỉ cần hiểu và giữ được 5 điều này thì cuộc sống của bạn lúc nào cũng BÌNH AN & HẠNH PHÚC. Đây được gọi là 5 giới căn bản mà một người phật từ phải giữ gìn. Bản thân mình biết, thọ nhận và giữ gìn 5 giới từ lúc mới bén duyên nhà Phật, lúc đó mình mới được 10 tuổi. Hôm nay mình muốn viết một bài để chia sẽ chi tiết hơn về 5 điều này, bạn nhớ đọc hết và áp dụng theo nhé.

5 Giới Căn Bản Của Người Theo Phật Tại Gia

  1. Tránh xa sát sinh
  2. Tránh xa trộm cắp
  3. Tránh xa sự tà dâm
  4. Tránh xa sự nối dối
  5. Không Uống Bia Rượu & chất kích thích

Tại Sao Gọi Là Giới?

Giới nghĩa là phạm vi, giới hạn, là quy định của một sự vật sự việc. Nếu phá vỡ giới hạn, tính quy định thì sự vật, sự việc đó không còn là chính nó nữa. Hay gọi cách khác, giới tương tự như Pháp luật của chính phủ ban hành, nếu tuân thủ đúng pháp luật thì mọi sự vật sự việc không bị hỗn loạn và theo khuôn khổ.

Ý Nghĩa 5 Giới Trong Nhà Phật

Tránh xa sát sinh

Không được giết sanh mạng, từ loài người cho đến loài vật. Sanh mạng là một giá trị quý báu, nhất là sanh mạng người, giết hại sanh mạng để bồi bổ cho sang mạng này là một việc không thiện.

4 Lý do tại sao bạn cần tránh xa sát sinh

  • Tôn trọng sự công bằng
  • Tôn trọng sự sống
  • Nuôi dưỡng lòng từ bi
  • Tránh nhân quả báo ứng oán thù

Lợi ích của việc không sát hại:

  • Về cá nhân: Không bứt rứt, hối hận, thân tâm được nhẹ nhàng, thư thái, giấc ngủ an lành, nét mặt hiền hòa và trọng sáng.
  • Về xã hội: Nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều không sát sinh thì chiến tranh không có, tuy nhiên về mặt hạn chế. Nhiều người tại gia vẫn ăn mặn, còn làm việc này việc kia thì khó tránh khỏi phạm giới sát sinh. Ở đây không bắt buộc chúng ta phải giữ giới triệt để như thế, chỉ cần giữ phần quan trọng: Không giết người và những con vật lớn như: Trâu, bò, ngựa, chó, heo, gà… Còn những con nhỏ nếu tránh được bao nhiêu thì quý bấy nhiêu. Khi giữ giới sát sanh, bạn lưu ý 2 điều sau:
    • Không để cho ý niệm cố ý sát sanh phát sinh.
    • Tránh sự huân tập trong hoàn cảnh có sự sát sanh

Tránh xa trộm cắp (trộm cướp)

Trộm cướp là lấy những tài vật thuộc quyền sỡ hữu của người khác mà không có sự ưng thuận, hay cưỡng ép người ta ưng thuận bằng võ lực hay quyền hành. Những vật quý giá như nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc… cho đến những vật nhỏ như lá trầu, trái ớt.. Người ta không cho mà mình lấy nghĩa là trộm cướp.

Trộm cướp có rất nhiều hình thức:

  • Ỷ mạnh, bè đãng giật ngang của người
  • Cậy thế ỷ quyền làm tiền kẻ yếu
  • Vay nặng lãi, cầm đồ
  • Dung mưu mẹo rình rập lén lút lấy của
  • Tích trữ đầu cơ
  • Cân non, đong thiếu, trốn thuế

Tại sao trong nhà Phật lại có giới này

  • Tôn trọng sự công bằng
  • Tôn trọng sự bình đẳng
  • Nuôi dưỡng lòng từ bi
  • Tránh nghiệp báo oán thù

Lợi ích của sự không trộm cướp

Về cá nhân: Người không gian tham thì đời sống hiện tại được an ổn, không bị đòi hỏi, giam cầm, tù tội, đi đâu cũng được người khác tin cậygiao phó cho mình những địa vị quan trọng. Người không gian tham thì đời sau được hưởng phước báu giàu sang, an vui và con cháu nhiều đời cũng nhờ thừa hưởng âm chất của ông bà, cha mẹ để lại mà được vinh hiển.

Về xã hội: Nếu một ngày nào trong xã hội không ai có tâm gian tham, trộm cướp thì nhà không cần đóng cửa, của khỏi lo gìn giữ, vật đánh rơi không mất, thật không còn gì sung sường hơn! Người ta khổ bởi không có của, nhưng kẻ có của nhiều cũng vẫn khổ, vì phải lo gìn giữ. Người không trộm cướp tức là đã âm thầm ban cho người khác sự an ổn rồi.

Tránh xa sự tà dâm

Tà dâm tức là muốn nói về sự dâm dục phi lễ, phi đạo đức, phi pháp luật. Người xuất gia phải dứt hẳn dâm dục, còn người tại gia thì không được tà dục.

Khi vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ gọi là chánh; ngoài ralén lút lang chạ làm việc phi pháp với người khác phái gọi là tà. Nhưng nếu vợ chồng chính thức đi nữa, mà nằm không phải chỗ, gần gũi nhau không chừng mực thì cũng thuộc về tà dâm cả. Đó là nói về mặt thô thiển. Nói một cách vi tế hơn, thì phàm những sự phóng tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chánh, chơi bời lả lơi, cũng đều thuộc về loại tà dâm cả.

Phật cấm tà dâm vì những lý do sau đây:

Tôn trọng sự công bằng: Mỗi người ai cũng muốn gia đình mình êm ấm, yên vui, vợ con mình đoan chánh, thì sao lại đi phá hại gia cang, làm nhục nhã tông môn người, đưa vợ con người vào con đường dâm loạn.

Bảo vệ hạnh phúc gia đình: Không gì đau khổđen tối hơn, khi một gia đình mà chồng hoặc vợ có dạ riêng tư, tà vạyHạnh phúc đâu còn, khi chồng vợ không tin nhau! Một khi gia đình lâm vào cảnh ấy, thì con cái sẽ xấu hổ, bê tha, côi cútbà con không đoái hoài đến, sự nghiệp tan tành, làng xóm chê bai, danh giá hoen ố.

Điều kiện thiết yếu để giữ gìn hạnh phúc gia đình chính là lòng chung thuỷ của hai vợ chồng. Người ta bảo: “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Vì sự tà dâm của một trong hai người bạn đường mà trong gia đình thường xảy ra những vụ ghen tuông, cãi vã, đánh đập có khi đến gây án mạng.

Có khi, để trả thù, người ta thường thấy xảy ra cái cảnh “Ông ăn chả, bà ăn nem”. Một người chồng để tâm dòm ngó vợ người thì chính vợ con họ cũng lăm le vạch rào sang nhà kẻ khác rồi. Họ phá hạnh phúc gia đình người thì chính hạnh phúc gia đình họ cũng đã tan rã trước.

Cho nên cấm tà dâm là một điều kiện cần thiết để xây dựng hạnh phúc cho gia đình mình và gia đình người.

Tránh oán thù và quả báo xấu xa: Phật dạy: “Người ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, quyết bị nạn cháy tay”. Thật vậy, người ta có tâm xấu xa đắm mê sắc dục, không chóng thì chầy quyết bị hại: nếu không tan nhà mất nước, thì cũng gãy chân mất mạng bởi mũi súng, ngọn gươm. Xưa nay những kết quả thảm khốc đen tối do sự đắm mê sắc dục gây ra không thiếu gì; chúng ta chỉ cần dở những chồng sách lịch sử hay chồng báo hằng ngày, sẽ thấy nhan nhản trong mỗi trang, mỗi đoạn.

Trong các sự oán thù, không có sự oán thù nào mãnh liệt bằng sự oán thù do sự lừa dối phụ rẫy về tình ái gây ra. Các cuộc án mạng xảy ra hằng ngày, phần lớn là kết quả của tà dâm.

Lợi ích của sự không tà dâm.Vì thế nên sự giữ giới cấm tà dâm sẽ có những lợi ích sau đây:

Về phương diện cá nhân: “Người thế gian không tà hạnh thì được hưởng bốn điều lợi sau:

  • Sáu căn (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý) đều được vẹn toàn.
  • Trọn đời được người kính trọng.
  • Đoạn trừ được hết cả phiền luỵ khuấy nhiễu.
  • Cuộc tình duyên trọn đời không ai dám xâm phạm

Về phương diện đoàn thể: Trong một xã hội mà ai cũng không tà hạnh, thì gia đình được yên vui hạnh phúc, những sự thương luân, bại lý sẽ tiêu tan, những cảnh thù hiềm, chém giết sẽ không xảy ra nữa; con cái được mạnh khoẻ, nâng niu, xã hội sẽ cường thịnh.

Tránh xa sự nối dối (Không được nói sai sự thật)

Nói sai sự thật có bốn cách:

  • Nói dối hay nói láo: là không nói thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có, việc phải nói trái, việc trái nói phải; điều nghe nói không nghe, điều không nghe nói nghe; hoặc giả trước mặt khen dồi, sau lưng chê mạc; hay là khi ưa thì nói dịu ngọt thơm tho, khi ghét lại đắng cay chua chát. Tóm lạiý nghĩ lời nói việc làm trước sau mâu thuẫn, trên dưới khác nhau, trong ngoài bất nhất, đều thuộc về nói dối cả.
  • Nói thêu dệt: là việc ít xít cho nhiều, làm cho người nghe nổi sân hận; là trau tria lời nói, chuốt ngót giọng hay, lên hơi xuống giọng cho êm tai mát dạ để cám dỗ người nghe, làm cho người say mê đắm nhiễm; cũng có khi là nói biếm, nói bâm, nói châm, nói chích làm cho người nghe phải khổ sở. Tóm lại, bao nhiêu lời nói không đúng nghĩa chân thật, thêm bớt cho đến văn chương phù phiếm, bóng bẩy làm cho kẻ nghe phải loạn tâm, sanh phiền não, đều gọi là nói thêu dệt cả.
  • Nói lưỡi hai chiều hay nôm na hơn là nói “đòn xóc nhọn hai đầu”: nghĩa là đến chỗ này thì nói hùa với bên này để nói xấu bên kia, đến bên kia thì nói hùa bên ấy để nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang thân nhau trở lại chống nhau, kẻ ân, người nghĩa chống đối, oán thù nhau.
  • Nói lời hung ác: là nói những tiếng thô tục cộc cằn chửi rủa, làm cho người nghe phải đau khổbuồn rầusợ hãi.

Vì sao Phật cấm nói sai sự thật? Phật cấm nói sai sự thật vì những lý do sau đây:

  • Tôn trọng sự thậtĐạo Phật là Đạo như thật; người tu theo Đạo Phật phải tôn trọng sự thật. Người quen với dối trá, không thiết tìm sự thật thì khó có thể chứng quả được. Chúng ta đang sống trong vọng tưởng, công việc chính của người tu hành là cố gắng phá tan vọng tưởng ấy để thấy được bản nguyệnnếu không làm được như thế mà trái lại còn chồng chất thêm cái vọng tưởng ấy với những sự dối trá lừa phỉnh nữa, thì thật là trái đạo.
  • Nuôi dưỡng lòng từ bi: Cái động lực chính của sự dối trá là lòng ích kỷác độc, muốn hại người để thỏa lòng dục vọng đen tối của mình. Người bị lừa dối, phỉnh gạt phải đau khổ vì mình, có khi phải mắc thù vương oán, có khi phải tán gia bại sản. Người tu hành mà làm như thế là đã tán tận lương tâm, đã bóp chết tình thương trong lòng họ rồi. Một khi lòng từ bi không có nữa, nghĩa là cái động lực chính đã mất, thì sự tu hành chỉ còn là giả dối, lừa bịp người, và tất nhiên không bao giờ có kết quả tốt.
  • Bảo tồn sự trung tín trong xã hội: Trong một gia đình, một đoàn thể, một xã hội mà không ai tin ai, thì mọi công cuộc từ nhỏ đến lớn đều thất bại. Trong đạo Nho, một trong 5 đức tính căn bản là lòng tin. “Nhân vô tín bất lập”, đó là lời dạy của Khổng TửHạnh phúc gia đình và xã hội không thể có được trong sự dối tránghi ngờđố kỵ.
  • Tránh nghiệp báo khổ đau: Lời nói tuy không phải là lưỡi kiếm, nhưng nó nguy hiểm hơn lưỡi kiếm, vì nó có hai mũi nhọn, một mũi đâm vào người khác, một mũi đâm vào chính người sử dụng nó. Ai ai cũng chắc chưa quên câu chuyện thằng bé chăn cừu muốn đánh lừa hàng xóm, bằng cách la “Lửa! Lửa!”, nhưng nó chỉ phỉnh người được một lần, lần sau nhà nó cháy thật, mặc dù nó kêu la thảm thiết cũng không ai thèm đến chữa nữa. Đấy, người dối trá chỉ gây họa cho mình. Do đó, Phật dạy: “Phàm kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác”. Đã đành nói ly gián, nói xuyên tạc là để hại người, nhưng khi đã làm hại người thì thế nào người cũng hại lại mình. “Ác lai ác báo” là thế. Để tránh sự thù hằn, tránh nghiệp dữ, chúng ta không nên dối tráđiêu ngoa.

Lợi ích của sự không dối trá:

  • Về phương diện cá nhân: Được người trọng nể, tin cậy, không ai oán hận thù hiềm; đi đâu cũng được người chung quanh dành cho một địa vị thân tínniềm nở tiếp đón. Trong nghề nghiệp làm ăn, người chân thật được nhiều thân chủ và được giao phó cho nhiều trọng trách quý báu.
  • Về phương diện đoàn thể: Gia đình và xã hội được đoàn kết trong sự tin cậy. Mọi công cuộc chung được xúc tiến có kết quả tốt. Đồng bào thương yêuthông cảm nhau hơn.
  • Hạn chếNói dối là một tai họa lớn lao, cho mình và xã hộiTuy nhiên, cũng có vài trường hợp nên nói dối. Đó là khi nào vì lòng từ bi mà phải nói dối để cứu người hay vật. Nói dối phạm tội là trong trường hợp do lòng tham, sân làm động cơ thúc đẩy. Ngược lại, nếu do lòng từ bi thúc đẩy mà phải nói dối, thì không phạm tội.

Không Uống Bia Rượu & chất kích thích

Tất cả những thứ có chất men làm say người hay chất độc hại người đều không được uống. Chính mình không uống đã đành, mà cũng không được ép nài người khác uống. Ép nài, khuyến khích người khác uống, tội lại nặng hơn cả chính mình uống nữa. Lúc lâm bệnh nặng, uống các thứ thuốc không lành, lương y bảo phải dùng rượu hòa vào thuốc, thì tạm được dùng. Nhưng trước khi dùng phải bạch cho chúng Tăng biết. Khi hết bệnh, không được tiếp tục uống thuốc có hòa rượu ấy nữa.

Vì những lý do gì Phật cấm uống rượu? – Phật cấm uống rượu vì những lý do sau đây:

  • Bảo toàn hạt giống trí tuệ: Rượu còn nguy hiểm hơn thuốc độc. Một chén thuốc độc ta uống vào chết ngay, nhưng chỉ chết một thân hiện tại, chứ rượu uống vào, làm mất giống trí tuệ, phải chết đi sống lại vô số kiếp. Vì thế để bảo toàn hạt giống trí tuệ quý báu, Phật cấm uống rượu.
  • Ngăn ngừa những nguyên nhân sanh ra tội lỗi: Rượu chính nó không phải là một tội lỗi như sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nhưng nó có thể làm nhân cho những tội lỗi kia sanh ra. Khi đã uống rượu vào say sưa thì tội nào cũng có thể phạm được.

Dưới đây là một câu chuyện để chứng minh đìều đó: Một anh nông phu kia đang cày ruộng giữa đồng, bỗng thấy hiện ra sừng sững trước mặt mình một hung thần to lớn, kỳ dị, hăm giết anh. Anh kinh sợ, khóc lóc xin tha mạng. Vị hung thần bảo:

– Nếu ngươi làm một trong ba việc này thì ta tha chết cho: hoặc là giết cha ngươi, hoặc là đánh mẹ ngươi hay uống hết lít rượu để trên bàn nhà ngươi.

Anh nông dân suy nghĩ mộ hồi rồi trả lời:

– Xin Ngài cho con được uống lít rượu.

Hung thần nghe xong có vẻ hài lòng rồi biến mất. Trưa hôm ấy, anh nông dân về nhà, thấy lít rượu mà ông thân mua để đãi khách, vì nhà sắp có giỗ, anh ta vội vàng chụp lấy, nốc cạn một hơi. Cha anh thấy đứa con hỗn láo, nắm gậy xông lại đánh mắng con. Ma men đã thấm, anh ta không còn biết phải trái, giật gậy của cha, đánh ông một cây chết ngay! Bà mẹ chạy đến ôm con la làng. Anh ta chưa hả giận, đánh mẹ túi bụi. Xóm làng chạy lại bắt anh dẫn lên quan vì tội giết cha đánh mẹ. Tỉnh lại anh mới biết uống rượu là tội nặng nhất trong ba điều mà hung thần bắt anh làm.

Tóm lại rượu gây ra nhiều tội lỗi. Sau đây là 10 tai hại của rượu mà trong Kinh đã nói đến:

  1. Của cải rơi mất;
  2. Tăng trưởng lòng giết hại;
  3. Trí tuệ kém dần;
  4. Sự nghiệp chẳng thành;
  5. Thân tâm nhiều khổ;
  6. Thân hay tật bệnh;
  7. Tâm sân hận bồng bột, ưa cãi lẫy;
  8. Phước đức tiêu mòn;
  9. Tuổi thọ giảm bớt;
  10. Mạng chung đọa vào địa ngục.

Lợi Ích Của Sự Cấm Uống rượu

  • Về phương diện cá nhân: Người không uống rượu thì tránh được 10 điều hại vừa kể trên.
  • Về phương diện đoàn thể: Gia đình được yên vui, con cái ít tật bệnh, xã hội được hòa mục, nòi giống được hùng cường.

Kết luận

Chúng ta đã thấy công dụng thiết thực và lợi ích của 5 giới về phương diện cá nhân và xã hội.

Trong bước đầu, người Phật tử nếu có thể phát nguyện giữ cả năm giới thì càng tốt; nếu vì nhiều sự ràng buộc chưa thể giữ được cả năm giới thì có giữ vài giới mà mình thấy có thể thực hành được, như: Không uống rượu, không nói dối. Rồi với sự tinh tấn và Bồ đề tâm dũng mãnh , ta tiếp tục phát nguyện giữ thêm những giới khác như không trộm cắp, không tà dâm

Nhưng đã phát nguyện giữ giới nào thì giữ cho trung kiên, đừng có một bước tiến tới, hai bước thoái luidùng dằng như thế mãi thì không bao giờ đi đến đâu cả.

Nếu người Phật tử mà không giữ giới nào thì sao gọi là Phật tử? Người thường, không theo Phật mà còn giữ đúng tư cách như không uống rượu, không nói dối, không trộm cắp, huống hồ là Phật tử? Ta đến với Đạo Phật là muốn vượt lên trên đời tầm thường của thế nhân. Nếu chúng ta vào Đạo rồi mà vẫn tiếp tục cuộc đời trôi nổi cũ, hay còn tệ hơn cuộc đời thường của thế nhân thì đó là chúng ta muốn làm hoen ố Đạo,

Cho nên người Phật tử phải cố gắng giữ giới để cho xứng đáng với danh nghĩa của mình, để đem hạnh phúc đến cho mình và chúng sanh.

Người không theo Đạo Phật cũng nên giữ giớiNăm giới nói trên không có gì là cao siêu, huyền bí. Đó là một bài học công dân thông thường mà bất cứ một xã hội nào, một quốc gia nào muốn phồn thịnh, hùng cường cũng không thể bỏ sót được. Cho nên năm điều luật ấy không phải chỉ để áp dụng riêng cho giới Phật tử, mà còn chung cho tất cả những ai muốn sống một cuộc sống lành mạnh, an vui, có lễ nghĩa và tiến bộ.

Một xã hội mà mọi phần tử đều thực hiện được năm giới cấm ấy, thì đó là một xã hội gương mẫuvăn minh nhất thế giới.

Lê Xuân Din – 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *